Hỗ trợ nhà ở cho 15 công nhân bị tai nạn lao động
Ngày tết cũng như các dịp rằm, lễ của Phật giáo, nhiều người mua cá, chim để phóng sinh. Với chim, người ta mua chim được nhốt trong lồng sắt, thường bán trước cổng chùa, sau đó mở lồng để chim bay đi. Với cá, phần đông mọi người chọn ngôi chùa cạnh bờ sông để phóng sinh. Một số người còn có nghi thức cúng kiếng ở chùa trước khi phóng sinh.Phóng sinh là giải phóng sự trói buộc, phóng thích để cho con chim, con cá được tự do. Con chim bị nhốt trong lồng hay con cá nằm trong thau nước mất sự tự do, bị trói buộc, sẽ rất dằn vặt đau khổ. Vì vậy, thả tự do cho con chim, con cá về môi trường sống của nó là mang đến hạnh phúc cho nó.Tuy nhiên, hiện có tình trạng khi có người phóng sinh thì sẽ có tốp người chuyên đi bắt chim về bán trước cổng chùa hay chuyên bắt hoặc nuôi cá để bán cho người đi phóng sinh. Thậm chí, khi có người thả cá xuống sông thì ở ngay đó có những người canh vợt, chích điện cá; tương tự, những con chim được phóng sinh lại không đủ sức bay đi xa, vẫn đậu tà tà quanh chùa và lại bị bắt trở lại. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM), về ý nghĩa của phóng sinh thì nhân văn, nhưng nếu rơi vào tình huống như trên thì giá trị phóng sinh không cao. Do đó, mỗi người cần hiểu đúng về phóng sinh.Tức là, khi chợt đi ngang qua chợ, thấy con cá thoi thóp nằm trong thau, con chim ủ rũ nằm ở trong lồng, chúng ta khởi tâm từ, muốn phóng thích, thả con chim, con cá về môi trường sống của nó thì chúng ta nên mua rồi đi nhanh đến nơi phóng sinh. "Không cần vào chùa lễ lộc gì cả, vì thêm thời gian lễ, di chuyển có thể nó sẽ chết trước khi mình phóng sinh. Do đó, khi muốn phóng sinh hãy thả nó về môi trường sống của mình ngay khi nó đang thoi thóp, vậy mới ý nghĩa. Còn gọi điện đặt 100 – 200 kg hay vài chục con chim để phóng sinh thì buộc người ta phải đi bắt. Cứ vậy, luẩn quẩn bắt - thả… vô hình trung những loài chúng sinh kia lại trở thành món hàng, đôi khi bị chết trước khi được phóng sinh", vị thượng tọa chia sẻ.Tại TP.HCM, trước một số ngôi chùa dù có bảng cấm buôn bán hay cấm bán chim phóng sinh, nhưng Phật tử, người dân đi chùa vẫn dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều người bán ngồi sát nhau. Đặc biệt vào các dịp rằm lớn như: rằm tháng giêng, tháng tư, tháng bảy… cảnh bán chim, cá phóng sinh trước cổng chùa lại thêm tấp nập.Sư thầy Trí Chơn cho rằng, có thể người bán quan niệm, những người đi chùa là những người có tâm hiền lương, thích phóng sinh nên người ta bắt rồi để trước chùa, cứ vậy người đi chùa khởi tâm từ, mua rồi thả."Người phóng sinh động lòng trắc ẩn, khởi tâm từ bi khi cái gì trở nên ngặt nghèo, khổ đau rồi thì người ta phát khởi, còn như sự áp đặt để người ta phải mua thì đôi khi ý nghĩa phóng sinh không còn giá trị cao nữa. Con chim khi đó đó trở thành vật dụng buôn bán không khác gì bắt chim bắt cá để vô nhà hàng ăn uống, có khi nó cũng tiều tụy chết đi trước khi được phóng sinh", vị viện chủ nói.Do đó, những người xuất gia rất tán thán công đức của Phật tử, nhà thiện tâm khi mua cá, chim phóng sinh; nhưng nếu không có cái nhìn thấu đáo về phóng sinh, chúng ta có thể "tiếp tay" cho những người cứ luôn đi bắt rồi câu để kinh doanh buôn bán, luẩn quẩn bắt - bán - thả, làm cho con thú đau thương.Sau cùng, thượng tọa Trí Chơn nhắc nhở, chúng ta cần có nhận thức mới về phóng sinh làm sao cho ý nghĩa, bảo vệ được môi trường, đảm bảo tâm thương người thương vật, mở tâm từ của mình làm sao để xây dựng một xã hội tốt đẹp, mở luôn tâm thương yêu tất cả đồng loại, bảo vệ môi trường tốt thì sẽ lợi ích hơn phóng sinh cách chủ quan, cảm tính để lại nhiều hệ lụy trong cái đẹp vốn có.Hố ga lún sụp trước trường học
Tiến sĩ Christopher Broyd, bác sĩ tư vấn tim mạch tại Bệnh viện Nuffield Health Brighton (Vương quốc Anh), đã cảnh báo năm hành vi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch của bạn, theo nhật báo Independent.Tiến sĩ Christopher Broyd cảnh báo lối sống ít vận động có thể dẫn đến tăng cân, cholesterol cao và tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Việc tập thể dục thường xuyên rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch nhưng không cần phải ép buộc bản thân phải đến phòng tập mỗi ngày. "Dù đó là khiêu vũ, bơi lội, đạp xe hay chơi một môn thể thao đồng đội thì việc tìm kiếm điều gì đó vui vẻ sẽ giúp bạn dễ dàng duy trì động lực hơn. Hãy cố gắng chọn thời điểm trong ngày phù hợp nhất với bạn và tuân thủ, cho dù đó là vào buổi sáng, trong giờ nghỉ trưa hay buổi tối", tiến sĩ Christopher Broyd cho biết."Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tim bằng cách làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ", tiến sĩ Christopher Broyd giải thích.Căng thẳng khuyến khích các cơ chế đối phó không lành mạnh như ăn quá nhiều hoặc hút thuốc. Riêng căng thẳng công việc mãn tính còn làm tăng huyết áp, dẫn đến thói quen ăn uống kém và rối loạn giấc ngủ, gây hại cho sức khỏe tim mạch theo thời gian.Để kiểm soát căng thẳng hiệu quả, vị bác sĩ này khuyên: "Hoạt động thể chất thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ, yoga hoặc tập thể dục, có thể giúp giải tỏa căng thẳng tích tụ và cải thiện tâm trạng thông qua tăng cường endorphin".Một số phương pháp liên quan đến "chánh niệm" điển hình là thiền định, hít thở hơi sâu hoặc thư giãn cơ sẽ làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng.Tiến sĩ Christopher Broyd cho biết: "Thiếu ngủ hoặc ngủ kém chất lượng có thể làm tăng huyết áp, góp phần gây béo phì và phá vỡ quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể. Các rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tim mạch".Ngoài tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine, nicotine hoặc rượu vào buổi tối, chuyên gia này còn khuyên chúng ta thiết lập một lịch trình ngủ nhất quán để điều chỉnh đồng hồ sinh học và thói quen ngủ đều đặn.Cụ thể, bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần. Bên cạnh đó, hãy thư giãn trước khi ngủ, chẳng hạn như đọc sách và tránh các hoạt động kích thích như xem các chương trình truyền hình dữ dội.Việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin D, điều này liên quan đến khả năng gây ra huyết áp cao, tình trạng viêm và nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, nhất là trong những tháng mùa đông.Tiến sĩ Christopher Broyd khuyên, nếu bạn làm việc hoặc học tập trong nhà, hãy nghỉ giải lao ngắn để bước ra ngoài tắm nắng, ít nhất 15-30 phút mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng khi ánh nắng mặt trời dịu hơn."Đi bộ, ngồi trong công viên hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời như làm vườn, dắt chó đi dạo hoặc thậm chí là ăn trưa ở ngoài trời", chuyên gia này nói.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cô đơn có thể gây căng thẳng, làm tăng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch. Tất cả đều có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, việc cải thiện tình trạng cô lập xã hội cần có thời gian và nỗ lực.Tiến sĩ Christopher Broyd đề xuất nên tìm đến bạn bè hoặc thành viên gia đình, cân nhắc tham gia một câu lạc bộ mới. Khi nỗ lực có chủ đích để kết nối với người khác và xây dựng các mối quan hệ, bạn có thể tăng cường mạng lưới hỗ trợ xã hội và sức khỏe tổng thể, cuối cùng là cải thiện sức khỏe tim mạch của mình.
Chọn nguyện vọng lớp 10 phù hợp chương trình giáo dục mới
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Ngày 26.2, tại H.Châu Thành A, Tỉnh đoàn Hậu Giang tổ chức lễ khởi động Tháng Thanh niên 2025. Tham dự lễ khởi động có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang; bà Mã Thị Tươi, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hậu Giang...Anh Bùi Hữu Lộc, Bí thư Tỉnh đoàn Hậu Giang, cho biết Tháng Thanh niên là dịp để thanh niên phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương. Năm nay, tỉnh đoàn Hậu Giang ra quân đồng loạt tại các huyện, thị xã, thành phố với chủ đề "Tuổi trẻ Hậu Giang tự hào, vững tin theo Đảng". Theo đó, Tỉnh đoàn Hậu Giang đã đề ra 5 hoạt động cấp tỉnh và 4 ngày cao điểm đồng loạt theo chỉ đạo của Ban Bí thư T.Ư Đoàn. Ngay sau lễ phát động, Đoàn thanh niên cấp huyện, cấp tỉnh sẽ đồng loạt ra quân hưởng ứng bằng những phần việc, hoạt động cụ thể. Tuổi trẻ Hậu Giang quyết tâm chung tay xây dựng quê hương, góp phần giúp tỉnh nhà hoàn thành các mục tiêu phát triển trong năm, nhất là kịch bản tăng trưởng 2 con số. Phát biểu tại buổi phát động, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cho biết năm 2024, tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức cao so với khu vực ĐBSCL. Thu nhập bình quân đầu người đạt 93,78 triệu đồng. Lần đầu tiên tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn bình quân chung của cả nước. Trong một năm còn nhiều khó khăn và thử thách, để đạt được thành quả này, có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của các cấp bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý, năm qua, Tỉnh đoàn Hậu Giang đã chủ động, mạnh dạn đăng ký và triển khai thực hiện có kết quả 4 nhiệm đột phá; thực hiện đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu công tác năm; thực hiện 1.130 công trình, 1.676 phần việc thanh niên…. Những điều này đã tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên và toàn xã hội, góp phần xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên trong giai đoạn mới.Trên tinh thần đó, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm và mong muốn tỉnh đoàn tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, đổi mới, sáng tạo trong Tháng Thanh niên 2025. Trong đó, nội dung được đặc biệt nhấn mạnh là: kết hợp tuyên truyền Tháng Thanh niên với đợt thi đua đại hội Đảng các cấp; tham gia xây dựng nông thôn mới mang tính bền vững; tích cực hưởng ứng phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát; hỗ trợ đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc; chú trọng xây dựng đô thị văn minh, chuyển đổi số, công tác an sinh xã hội…Tại lễ khởi động, Tỉnh đoàn Hậu Giang đã tặng quà cho 20 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; 20 học sinh có hoàn cảnh khó khăn và trao bảng tượng trưng công trình thấp sáng đường quê tại H.Châu Thành A.
Quán ngon Chợ Lớn nổi tiếng… 'phở súng đạn': Hơn 50 năm đứng bán giữ bí quyết
Năm 2015, ước tính có 1,8 tỉ người trên toàn cầu bị lão thị và con số này dự kiến sẽ đạt đỉnh ở mức khoảng 2,1 tỉ người vào năm 2030. Lão thị xuất hiện khi cơ chế điều tiết của mắt - khả năng điều chỉnh tiêu cự để nhìn rõ các vật ở gần - suy yếu dần. Điều này xảy ra do sự lão hóa của cơ thể, khiến các cơ mắt kém linh hoạt và thủy tinh thể mất khả năng thay đổi hình dạng để tập trung vào vật ở gần. Chúng ta thường cho rằng lão thị chỉ đến với người trung niên từ 40 tuổi trở lên. Giờ đây, độ tuổi khởi phát lão thị đang dần trẻ hóa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lão thị sớm tăng đáng kể ở nhóm người làm việc văn phòng hoặc thường xuyên đối diện với màn hình. Nguyên nhân là do thời gian sử dụng thiết bị điện tử kéo dài gây căng thẳng cho hệ thống điều tiết của mắt, đẩy nhanh quá trình khởi phát lão thị.Ánh sáng xanh năng lượng cao (HEV) từ nguồn tự nhiên và thiết bị điện tử có thể tác động tiêu cực đến mắt. Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh từ các thiết bị như điện thoại, máy tính và tivi có thể dẫn đến tổn thương võng mạc, gây thoái hóa điểm vàng (AMD). Những tác động này có tính tích lũy và bắt đầu biểu hiện trong giai đoạn đầu của lão thị. Điều này cho thấy việc sử dụng thiết bị điện tử không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ lão thị.Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lão thị sớm cũng bao gồm dinh dưỡng, thiếu vận động, sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh thần kinh, bệnh lý về tiểu đường…Lão thị không được điều trị có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và giải pháp thông thường là dùng kính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận sống chung với kính suốt đời. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các phương pháp như phẫu thuật lão thị bằng laser hay thủ thuật cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.Trong rất nhiều những giải pháp điều trị, PresbyMAX nổi lên như một phương pháp phẫu thuật lão thị hiệu quả, an toàn, mang đến hy vọng lấy lại thị lực rõ ràng cho nhiều người mà không phải phụ thuộc vào kính suốt đời.Công nghệ PresbyMAX được các chuyên gia nhãn khoa đánh giá cao nhờ khả năng cá nhân hóa, đáp ứng toàn diện các nhu cầu của bệnh nhân lão thị: hiệu quả, an toàn, thời gian phẫu thuật ngắn và hồi phục nhanh chóng.PresbyMAX ứng dụng công nghệ laser Excimer tiên tiến, hoạt động theo nguyên lý bào mòn phi cầu đôi để tạo hình giác mạc thành bề mặt đa tiêu cự. Mỗi vùng đồng tâm trên giác mạc như một thấu kính đa tiêu cự, giúp cải thiện thị lực gần, trung gian và xa với mức độ xâm lấn tối thiểu. Nguyên lý này tương tự như kính tiếp xúc hoặc kính nội nhãn đa tiêu, nhưng được thực hiện trực tiếp trên giác mạc, mang lại hiệu quả tự nhiên và lâu dài hơn.PresbyMAX là một hệ sinh thái gồm ba phương pháp phẫu thuật tùy chỉnh, phù hợp với từng loại thị lực và nhu cầu của bệnh nhân:Điểm khác biệt vượt trội của PresbyMAX là sự kết hợp giữa độ chính xác của laser Excimer và khả năng tùy chỉnh theo từng bệnh nhân. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu không chỉ giảm nguy cơ biến chứng mà còn đảm bảo an toàn cho giác mạc. Đặc biệt, PresbyMAX cho phép đảo ngược nếu cần, mang lại sự an tâm tối đa cho bệnh nhân và bác sĩ.Theo các nghiên cứu lâm sàng, hiệu quả phẫu thuật lão thị của PresbyMAX đã được chứng minh rõ ràng: 99% bệnh nhân đạt thị lực xa 20/20 hoặc tốt hơn khi sử dụng kính trước phẫu thuật, và 79% đạt được thị lực tương tự sau 6 tháng phẫu thuật mà không cần kính. Không chỉ cải thiện thị lực, công nghệ này còn giúp giảm quang sai và độ khúc xạ, mang lại trải nghiệm thị giác rõ ràng, tự nhiên và ổn định trong thời gian dài.Tính đến nay, hơn 11.000 ca phẫu thuật PresbyMAX đã được thực hiện thành công trên toàn cầu, khẳng định vị trí hàng đầu của công nghệ này trong phẫu thuật lão thị. PresbyMAX không chỉ là giải pháp điều trị, mà còn mở ra cánh cửa cho một cuộc sống mới, nơi giới hạn của thị lực được phá bỏ.Mặc dù lão thị là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng PresbyMAX chính là minh chứng cho sự giao thoa giữa công nghệ hiện đại và nhu cầu thực tiễn, mang lại hy vọng và chất lượng sống vượt trội cho những ai đang đối mặt với lão thị.